“Dac có bằng CD không?“, nghe nhạc từ dac có hay như cd ko? có dac nào nghe chất lượng ngang cd không?..v.v. đây là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi đang bắt đầu tìm hiểu về dac. Câu hỏi này tương đối khó trả lời vì vấn đề hay hay dở tùy thuộc vào mức độ cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên, có một cách phân biệt rạch ròi hơn giữa DAC và CD đó là. “DAC HAY CD CHƠI NHẠC CHÍNH XÁC HƠN!”
NGHE NHẠC TỪ CD CHÍNH LÀ NGHE NHẠC SỐ
Mặc dù đĩa CD xuất hiện đã lâu, và người nghe nhạc từ đĩa CD cũng rất nhiêu, nhưng không nhiều người biết rằng, nghe nhạc từ CD cũng chính là nghe nhạc số. Bởi đĩa CD là một dạng lưu trữ tín hiệu kỹ thuật số. Xin lặp lại 3 lần
- NGHE NHẠC TỪ CD CHÍNH LÀ NGHE NHẠC SỐ
- NGHE NHẠC TỪ CD CHÍNH LÀ NGHE NHẠC SỐ
- NGHE NHẠC TỪ CD CHÍNH LÀ NGHE NHẠC SỐ
Đĩa CD là một dạng lưu trữ kỹ thuật số đã ra mắt từ những năm 80. Nó ra đời trong kỷ nguyên công nghệ đòi hỏi một thiết bị lưu trữ nhỏ gọn hơn, dung lượng cao hơn, bền hơn và giá thành rẻ hơn. Trước khi đĩa CD xuất hiện, chúng ta nghe nhạc từ Disk LP, Băng Castset, băng từ, băng Cối… đặc điểm chung của các thể loại lưu trữ này là rất cồng kềnh, dung lượng thấp và rất dễ bị tổn thương vật lý ảnh hưởng đến chất lượng bản nhạc.
Khi đĩa CD xuất hiện, nó đã làm thay đổi diện mạo của toàn bộ ngành sản xuất âm nhạc. Các ca sỹ tích cực ra Album, bởi giá thành CD rất rẻ nên tiếp cận được rất nhiều khách hàng, bên cạnh đó nhờ kích thước nhỏ nên rất nhiều thiết bị nghe nhạc nhỏ gọn dễ dàng đem theo bên mình. Nghe nhạc từ CD đã tạo thành 1 trào lưu mới trong giới trẻ, đơn cử như Sony Warkman đã trở thành 1 thiết bị không thể thiếu với những bạn trẻ sành điệu.
Dữ liệu trên đĩa CD được mã hóa hệ nhị phân (0,1) và được ghi lên phiến đĩa với giới hạn 44.1Khz/16bit (đây là giới hạn vật lý mắt từ có thể đọc được). Ở những năm 80 với các thông số như vậy là tương đối cao. Nhưng nếu so với tiêu chuẩn hiện nay thì đĩa CD đã thua kém file nhạc số chất lượng cao rất nhiều lần.
Xem thêm: Vì sao bạn nên dùng DAC thay thế đầu CD
ĐẦU CD CHÍNH LÀ DAC – NHƯNG DAC LẠI KHÔNG PHẢI LÀ CD
Có một sự thật mà rất ít người nghe nhạc lâu năm (đã có tuổi) chấp nhận đó là CD cũng chính là DAC. Họ luôn quan niệm, “nghe nhạc CD THƯỢNG ĐẲNG hơn DAC, Nghe nhạc từ CD hay hơn DAC, Nghe nhạc số từ DAC không vào….v.v. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, CD chính là DAC.
Bản thân đầu CD là thiết bị đọc dữ liệu từ đĩa CD, mà đĩa CD lại được mã hóa kỹ thuật số, vậy đầu CD không phải là dac thì là cái gì? Bên trong CDplayer cũng có một con chip để giải mã tín hiệu kỹ thuật số thành Analog để đưa ra Amply.
Cơ chế hoạt động của đầu CD và DAC đều như nhau, đều là giải mã tín hiệu kỹ thuật số thành Analog, nhưng điểm khác biệt đó là đầu CD phải đọc dữ liệu qua trung gian (đĩa CD), còn DAC giải mã file nhạc kỹ thuật số trực tiếp nên không gặp phải giới hạn vật lý của đĩa CD.
Điểm khác biệt lớn nhất của DAC nghe nhạc chuyên nghiệp so với CD đó là cổng USB. Cổng USB có thể truyền tải tín hiệu file nhạc có thông số kỹ thuật cực cao, điều mà CD không thể làm được do giới hạn chip và mắt đọc laze.
Xem thêm: Dùng MD làm dac – sự thật bị che dấu
CD VÀ DAC THIẾT BỊ NÀO NGHE NHẠC TỐT HƠN?
Hay hơn hay dở hơn là một cảm nhận tương đối chủ quan của người nghe. Nó không phản ánh chính xác vấn đề giữa DAC và CD. Bởi nó phụ thuộc vào cảm nhận và gu của từng người. Tuy nhiên, có một phương pháp so sánh chuẩn nhất giữa CD và DAC đó là sự “CHÍNH XÁC”
CD HAY DAC CHO CHẤT ÂM CHÍNH XÁC HƠN?
Nhạc kỹ thuật số là một dạng mã hóa âm thanh mô phỏng lại tín hiệu analog. Chất lượng của bản nhạc kỹ thuật số phụ thuộc vào sự mô phỏng chính xác gần nhất với âm thanh gốc. Thông số biểu thị cho sự mô phỏng chính xác này chính là Bitdepth và sample rate.
Khi bitdepth và sample rate càng lớn thì tín hiệu càng gần với âm thanh gốc. Đặc biệt sample rate có ý nghĩa vô cùng quan trọng, chúng ta có thể hiể đơn giản qua hình minh họa dưới đây.
Hình ảnh 1 (âm thanh gốc) được mô phỏng là một biểu đồ hình sin vô cùng mềm mại. Sang đến hình ảnh 2 (16bit/44.1kHz) là CD, đang cố vẽ lại hình sin của analog, tuy nhiên, do giới hạn vật lý (sample rate 44.1khz) tín hiệu bị sai lệch khá nhiều với tín hiệu gốc. Sang đến hình số 3 (24bit/192kHz) là tín hiệu của file nhạc lossless chất lượng cao (sample rate 192Khz) hình sin đã được mô phỏng lại tương đối chính xác với tín hiệu gốc.
Qua hình minh họa chúng ta có thể đi đến kết luận rằng, nếu bạn có file nhạc lossless chất lượng cao, và một chiếc DAC NGHE NHẠC TỐT để giải mã, thì chất lượng âm thanh từ dac đưa ra sẽ chính xác hơn CD gấp nhiều lần. Xin nhắc lại, chúng ta đang đề cập đến vấn đề “CHÍNH XÁC CỦA ÂM THANH” còn vấn đề hay hay dở thì tùy vào cảm nhận của mỗi người.
Mặc dù tín hiệu 24bit/192khz đã là tương đối chính xác, nhưng với các audiophile họ cần chính xác hơn nữa. Chính vì vậy họ đã tạo ra định dạng đĩa SACD có độ chính xác cực lớn, đây là định dạng Supper CD cho chất lượng âm thanh tuyệt hảo. Tuy nhiên, do giá thành cao, bên cạnh đó là sự không tiện dụng và không phù hợp với thời đại lưu trữ ngày nay mà SACD không được thông dụng.
Sự không tiện dụng của disk SACD đã được thay thế bằng file nhạc DSD với các thông số DSD64, DSD128, DSD256, DSD512, DSD1024….. các con số đằng sau chữ DSD biể thị sự chính xác của file nhạc, Con số càng lớn thì độ chính xác càng cao.
ví dụ: tần số lấy mẫu của CD là 441000hz (44.1khz)
-
DSD64: Tần số lấy mẫu gấp 64 lần CD: 44.1 x 64 = 2822khz (2.822Mhz)
-
DSD128: Tần số lấy mẫu gấp 128 lần CD: 44.1 x 128 = 5644khz (5.64Mhz)
-
DSD256: Tần số lấy mẫu gấp 256 lần CD: 44.1 x 256 = 11289khz (11.289Mhz)
-
……
-
DSD1024: Tần số lấy mẫu gấp 1024 lần CD: 44.1 x 1024 = 45158khz (45.158Mhz)
Tất cả đĩa SACD hay nhạc DSD sau này được tạo ra đều nhằm mục đích nâng cao sự chính xác của bản nhạc kỹ thuật số. Điều đó có thể cho thấy rằng, thế giới họ quan tâm đến tính CHÍNH XÁC nhiều hơn là so sánh HAY HAY DỞ.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc, hay đang so sánh cd hay dac nghe hay hơn thì hãy nhìn vào sự CHÍNH XÁC của DAC và CD từ đó bạn sẽ có được câu trả lời của riêng mình.
Bài viết độc quyền của shop longmobi dựa trên hiểu biết cá nhân, các bác thấy chỗ nào chưa chính xác vui lòng comment lại bên dưới để shop chỉnh sửa cho phù hợp. Hãy like và Share nếu các bác thấy hay, và vui lòng dẫn lại nguồn nếu bác coppy đi chia sẻ.