Hiện nay xu hướng chuyển dần từ CD sang chơi trực tiếp file nhạc số lossless đang trở lên nhanh chóng. Bằng chứng là tại Munich High End Show 2018 hàng loạt các nhà sản xuất thiết bị âm thanh danh tiếng đã tung ra các sảm phẩm hỗ trợ chơi nhạc số nhiều hơn bao giờ hết. Từ những thiết bị chơi nhạc lossless chuyên dụng, đến các loại amply tích hợp DAC, Music sever, Dac nghe nhạc rồi một loạt các thiết bị máy chơi nhạc số..vv.
Thiết bị nghe nhạc lossless nhiều như vậy, nhưng các hãng vẫn không quên tung ra các sản phẩm thuần analog như amply đèn, đầu đọc đĩa than…Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, để thưởng thức nhạc đúng chất lượng thì hoặc là chơi thuần analog hoặc là chơi nhạc số lossless. Nhạc analog thì quá rõ ràng, nhưng còn nhạc số losless thì còn quá mới với nhiều người. Đặc biệt với người đã có tuổi. Vì vậy bài viết này sẽ tóm gọn lại các thông tin cơ bản nhất về file nhạc số lossless.
NHẠC LOSSLESS LÀ GÌ?
Có rất nhiều định nghĩa diễn giải về nhạc lossless, nhưng cách hiểu chung đó chính là một quá trình chuyển đổi từ tín hiệu âm thanh (analog) thành một file nhạc kỹ thuật số (digital) mà không làm suy giảm chất lượng (các dải tần, chi tiết nhạc cụ). Hay nói cách khác, file nhạc kỹ thuật số là một thuật toán nén tín hiệu mô phỏng lại tín hiệu analog một cách gần chính xác nhất. Các bạn có thể tham khảo hình bên dưới.
Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng, âm thanh gốc (analog) rất mềm mại nhưng khi chuyển sang file nhạc kỹ thuật số thì lại thể hiện là những đường thẳng nối nhau một cách cứng ngắc. Tất nhiên hình trên chỉ là minh họa để mọi người hiểu về file nhạc lossless là gì, còn thực tế thì tín hiệu nhạc lossless rất trùng với nhạc gốc.
Lưu ý: mp3 không phải nhạc lossless do thuật toán nén bị mất rất nhiều dữ liệu.
Xem thêm: VietKTV DA9 Plus bộ chuyển đổi âm thanh optical cao cấp
3 THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA FILE NHẠC LOSSLESS
Muốn chơi nhạc lossless chúng ta phải hiểu về các thông số của file nhạc, từ đó chúng ta sẽ biết được đâu là file nhạc chất lượng, đâu là file nhạc kém. Tất nhiên, cách xác định còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người chơi. Các thông số được nêu trong bài viết này chỉ là kiến thức cơ bản. Còn đào sâu hơn thì một bài có lẽ là không đủ.
Tần số lấy mẫu (Sampling rate)
Đơn vị đại diện khz, đây có lẽ là thông số chúng ta hay bắt gặp nhất, người chơi lâu hay người mới chơi thì đểu hỏi Dac giải mã bao nhiêu HÉC (hz)..v.vv. đây chính là thông số đại diện cho tốc độ lấy mẫu trong 1 giây. Lấy ví dụ CD là 48kHz (48,0000hz). Có nghĩa trong 1 giây sẽ lấy mẫu 48 nghìn điểm. Nếu nối 48 nghìn điểm nhỏ lại với nhau chúng ta sẽ được 1 đường cong mô phỏng tín hệu analog. Nếu nâng lên 192kHZ thì số lượng điểm nhỏ trong 1 giây sẽ nhiều hơn nữa và khi nối các điểm này chúng ta sẽ có đường cong analog gần như hoàn hảo (giống tín hiệu gốc).
Độ sâu (Bit depth)
Đơn vị đại diện 8bit,16bit,24bit, đây là thông số rất khó mô tả chính xác ý nghĩa của thông số này. Hiểu nôm na đây giống như là chiều sâu của file nhạc hoặc là mật độ tín hiệu của âm thanh. Bit depth càng lớn thì âm thanh càng chi tiết.
Tốc độ xử lý (Bit rate)
Thông số kb/s, tốc độ xử lý tín hiệu trong 1giây, đây là tốc độ cần thiết để đọc chính xác thông tin tín hiệu truyền qua (chip) CPU. file nhạc càng chi tiết thì bit rate càng lớn và CPU phải xử lý càng nặng.
Trên đây chỉ là một vài kiến thức cơ bản về nhạc lossless, tất nhiên nếu đào sâu nghiên cứu còn rất nhiều thông tin như phổ nhạc, phương thức mã hóa, định dạng mã hóa, phương thức giải mã..v..v các thông số này dành cho những người nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật mã hóa nhạc. Với người sử dụng cơ bản thì chỉ cần hiểu rõ các thông số bên trên là đủ. Bài viết được diễn giải theo cách hiểu của tác giả, có thể nhiều chỗ chưa đúng hoặc chưa rõ nghĩa. Nếu người đọc có thắc mắc hay góp ý vui lòng comment lại bên dưới để bài viết cho hoàn chỉnh.
Hãy ủng hộ shop longmobi bằng cách like và share bài viết để shop có động lực viết tiếp! – longmobi.com, địa chỉ bán DAC nghe nhạc lossless chuyên nghiệp và uy tín!